Xử lý nửa vời nhà xưởng không phép tại quận Bình Tân, TPHCM: Môi trường sống đang bị …hủy hoại

Xử lý nửa vời nhà xưởng không phép tại quận Bình Tân, TPHCM: Môi trường sống đang bị …hủy hoại

Không những xây dựng trái phép, hàng loạt nhà xưởng không phép dọc Kênh C thuộc phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM) hoạt động ngày đêm còn làm ảnh nghiêm trọng đến môi trường, sinh hoạt của người dân địa phương. Thế nhưng, đến nay những vi phạm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến người dân địa phương rất bức xúc.

“Biến” nhà cấp 4 thành nhà xưởng
Sau một thời gian dài chính quyền quận Bình Tân ra quân ngăn chặn vấn nạn xây dựng trái phép, mới đây trở lại địa phương này vẫn nhưng không thấy sự chuyển biến đáng kể nào trước thực trạng xây dựng trái phép. Nếu trước đây, người dân xây nhà không phép để ở vì nhu cầu cấp bách trong khi đất nằm trong quy hoạch khu dân cư, nhưng nay tình trạng xây dựng trái phép nhà xưởng để cho các cơ sở sản xuất thuê lại diễn ra khá phổ biến.
 Chạy dọc đường Kênh C (Nguyễn Đình Kiên cũ), hàng chục nhà xưởng hoành tráng hình thành từ căn nhà cấp 4 trước đây vẫn hoạt động sản xuất, vô tư xả thải nước trực tiếp ra kênh C trước những bức xúc ngày một tăng cao của người dân và sự thờ ơ của cơ quan quản lý địa phương.
 
xây dựng nhà xưởng trái phép
 
Nhà xưởng số 95N Kinh C, tổ 46, KP5 do chủ đất ông Phạm Văn Huy cho Công ty TNHH MTV Nhựa Việt Trung thuê để sản xuất mô tơ điện
 
Theo nguồn tin của báo BVPL, trong hàng loạt nhà xưởng xây dựng sai phép này có ít nhất 5 nhà xưởng có lỗi sai phạm nghiêm trọng được người dân phản ánh và chính quyền địa phương ra nhiều quyết định xử lý. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà chính quyền sở tại vẫn loay hoay mãi chưa thể xử lý dứt điểm bất kỳ một trường hợp nào?
 
Điển hình, công trình xây dựng nhà xưởng không phép trên đất nông nghiệp tại số 95N đường Kinh C, tổ 46, KP5 do chủ đất ông Phạm Văn Huy cho Công ty TNHH MTV Nhựa Việt Trung thuê để sản xuất quấn mô tơ điện với diện tích 1,4 ngàn m2. Theo hồ sơ, ông Huy dựng căn nhà lá khoảng 40m2 sau lợp tôn và thuê người đến ở để giữ đất, sau đó đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo tại khu đất này. Trước đây, sau khi xin phép sửa chữa theo nguyên trạng thì nay đã biến thành nhà xưởng với diện tích 1,4 ngàn m2. Hiện chính quyền chỉ yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ 73m2 phần sai phạm, còn vì sao nhà tạm, chuồng heo biến thành xưởng sản xuất thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng?
 
Tượng tự, nhà xưởng tại 117E Kinh C, KP 5 của ông Nguyễn Tấn Đạt cũng xuất từ căn nhà lá, sau lấy tôn cũ kẹp bên ngoài rồi tiến hành xin số nhà. Tiếp đó, dùng chiêu xin phép sửa chữa theo nguyên trạng để biến nhà ở chưa tới 40m2 thành nhà xưởng hơn 300m2. Tuy nhiên, ngay thời điểm bị người dân phản ánh, chính địa phương vào cuộc căn nhà xưởng này mới chỉ hoàn thiện được khảng 200m2.
 
Nổi cộm là khu nhà xưởng của ông Nguyễn Văn Ngộ tại 119/17 và 125 Kênh C, KP 5. Cụ thể, từ 3ha đất nông nghiệp xin phép lập vườn làm câu cá giải trí. Ông Ngộ cho một số cơ sở thuê làm nơi nấu đồng, gang, keo… chì trong khu đất gây gây ô nhiễm, bị người dân phản ánh và chính quyền địa phương ngăn cấm thì ông Ngộ chuyển sang xây nhà xưởng cho thuê làm nhà kho. Hiện toàn bộ khu đất 3ha này chi có 1.000m2 là đất đã chuyển mục đích sử dụng, còn toàn bộ phần còn lại là đất nông nghiệp.
 
Cũng lợi dụng việc xin sửa chữa nhà nguyên trạng để hình thành nhà xưởng cho thuê, ông Lê Văn Đăng đã biến chòi canh giữ đất chưa đến 30m2 tại 179 Kinh C, KP 5 thành xưởng rộng hơn 150m2 để sản xuất nhựa. Ngoài ra, lợi dụng sửa chữa nguyên trạng nhà cấp 4 thành nhà xưởng còn có ông Đoàn Văn Huyên tại 147/1 Kinh C, KP 5…
Được biết, sau khi chính quyền địa phương phát hiện sai phạm, phía điện lực cũng đã có thông báo ngưng cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất này nhưng cũng như UBND phường Tân Tạo A, thông báo vẫn chưa được thực thi dứt điểm nên đến nay các cơ sở này vẫn hoạt động bình thường.
 
Trao đổi với báo BVPL, người dân tổ 46, KP 5, phường Tân Tạo A cho biết: Nhà dân địa phương xuống cấp muốn sửa chữa, xây thêm nhà vệ sinh vì nhu cầu tối thiểu của gia đình mỗi ngày một đông thì chính quyền lại cứng nhắc, nhất quyết không cho. Trong khi đó, người nơi khác đến thì chính quyền lại làm ngơ để biến chòi giữ đất, thậm chí chuồng heo… vài chục m2 thành nhà kho, xưởng với diện lên đến vài trăm m2. Chỉ đến khi người người dân lên tiếng phản ánh nhiều lần chính quyền địa phương mới xác minh và xử lý. Thực tế, nói là xử lý nhưng nhiều tháng qua, nhà xưởng trái phép vẫn tồn tại, hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, xe ra vào các xưởng cày nát con đường… vẫn diễn ra bình thường như treo ngươi dư luận, thách thức pháp luật. Thậm chí, những xưởng sản xuất này thường xả thải sản xuất trực tiếp xuống Kênh C khiến dòng nước đã đen ngày càng thêm đặc, bốc mùi.
 
Vì sao xử lý thiếu kiên quyết?
 
Liên quan đến những vấn đề trên, ông Nguyễn Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND phường Tân Tạo A cho biết: Chính quyền địa phương đã kiểm tra và ra quyết định xử lý những trường hợp ở khu vực này. Vi phạm phổ biến là sửa chữa không đúng nguyên trạng, sai kết cấu, sai diện tích. Hiện phường đang vận động để chủ đầu tư tự nguyện tháo dỡ, sữa chữa theo đúng hiện trạng ban đầu nếu không phường sẽ cưỡng chế. Cụ thể, hiện trên địa bàn xã còn tồn tại 4 nhà xưởng xây dựng sai và trái phép đã có quyết định cưỡng chế.
 
Trước thông tin các nhà xưởng sản xuất này đang là mối đe dọa môi trường? Ông Tuấn cho biết thêm, phường đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt hành chính nhiều lần, mức độ ô nhiễm cũng đang chờ các đơn vị chuyên môn xét nghiệm để có kết quả cụ thể. Hiện phường cũng đang phối hợp với các Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, lấy mẫu để đưa ra quyết định xử lý triệt để hơn trong thời gian tới.
 
Khi được hỏi khu vực này có được phép xây nhà xưởng không? Ông Tuấn cho biết: Với thẩm quyền của phường là cho phép sửa chữa theo nguyên trạng nên nếu nhà xưởng nào hư hỏng cần sửa chữa thì phường giải quyết với điều kiện chủ đầu tư phải cam kết sửa chữa đúng hiện trạng. Cũng như nhà ở, người dân muốn sửa chữa nguyên trạng vẫn được phép sửa chữa, còn nếu xây mới phải có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên ông Tuấn cũng cho biết, khu vực này trước đây được quy hoạch là Dự án khu dân cư Trung tâm Tân Tạo và vẫn chưa thay đổi quy hoạch. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi đất thì nhà dân hay xưởng sản xuất muốn sửa chữa nguyên trạng đều được phường giải quyết theo thẩm quyền. Còn muốn chuyển mục đích sử dụng đất, xây mới nhà cửa thì thẩm quyền này thuộc quận quyết định.
 
Nhân đây xin nhắc một nghịch lý là vụ xây nhà xưởng không phép tại khu nhà xưởng ở số A7/16 Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A của ông Nguyễn Tấn Sương (SN:1966),ngụ tại 348A Hàm Tử, phường 6, quận 5, TP.HCM làm chủ đã bị UBND quận Bình Tân ban hành quyết định cưỡng chế. Thời ông Bùi Công Thành còn là Chủ tịch phường Tân Tạo A, nơi để xảy ra tình trạng xây dựng không phép này và cũng chính ông Bùi Công Thành là cựu Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị của phường Tân Tạo A – người từng đại diện cho chính quyền địa phương tham gia giải quyết vụ việc. Thế nhưng, nay mới nghỉ hưu lại quay sang làm đại diện cho ông Nguyễn Tấn Sương – chủ đầu tư vi phạm trong xây dựng đi kiện cơ quan chủ quản nơi mình từng công tác – UBND quận Bình Tân.
 
Thiết nghĩ, đối với những sai phạm trên, nhiều năm qua, UBND phường Tân Tạo A không hiểu vì lý do gì, đến nay vẫn để các nhà xưởng trái phép vẫn hoạt động, thậm chí quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dư luận lo ngại, với cách xử lý thiếu quyết liệt của UBND phường Tân Tạo A khiến tình trạng nhà xưởng trái phép sẽ còn biến tướng, hoạt động lộng hành bất chấp môi trường, bất chấp pháp luật?
 

(conglua.vn)

Tin tức khác
Tìm kiếm:
Nhà xưởng mới
Nhà xưởng, kho, mặt bằng VIP
Tư vấn chuyên nghiệp
Quang Phúc

Quang Phúc

Chuyên gia tư vấn tài chính & dịch vụ bất động sản ! Rất hân hạnh được phục vụ

Thông tin trên mạng xã hội
Facebook Gplus

© 2015 Cho Thuê Xưởng

Tổ 1 ấp Hóa Nhựt, Xã Tân Vĩnh Hiệp, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại (65 - 4) 3 871 XXXX

Hotline 0947187688

Email: info@chothuexuong.com

Xử lý nửa vời nhà xưởng không phép tại quận Bình Tân, TPHCM: Môi trường sống đang bị …hủy hoại